Tại linh địa La Vang năm 1798, Đức Maria đã hiển linh tại vùng rừng núi La Vang (Ngày nay là thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Lá cây đó chính là cây Lá Vằng.
Cây lá vằng và sự hiển linh mẹ La Vang
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám Mục Huế – 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn.
Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Lá cây đó chính là cây Lá Vằng.
Lá Vằng- khi đọc không có dấu là La Vang- chính là tên gọi của Nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở vùng này. Nay trở thành trung tâm hành hương, du lịch lớn và quan trọng nhất của người công giáo.
Lá vằng trở thành sản vật của vùng đất La Vang
Chè Vằng La Vang ngày nay trở thành sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng của Quảng Trị được tin dùng khắp cả nước.